4 lời khuyên để tránh tình trạng thấp còi cho trẻ dưới 2 tuổi
Con nhỏ, còi cọc không phải là điều mà các bậc cha mẹ mong muốn. Tuy nhiên, điều này là do cha mẹ lơ là trong việc chăm sóc con cái không chú ý đến sự phát triển theo giai đoạn 1000 ngày đầu của trẻ. Vì vậy, hãy áp dụng ngay 4 lời khuyên sau để tránh tình trạng thấp còi ở trẻ dưới hai tuổi nhé!
1. Kiểm tra ngay chiều cao của trẻ và so sánh với số liệu của WHO bên dưới
Đo ngay chiều cao của con bạn và so sánh với bảng WHO bên dưới để biết con bạn đang đạt ngưỡng nào. Chiều cao là một trong những chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ một tuổi. Theo đó, trẻ em trai và gái được coi là phát triển tốt nếu đạt mức trung bình tiêu chuẩn hoặc nằm trong giới hạn của WHO.
Cập nhật dữ liệu từ WHO 2022, chiều dài tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh khỏe mạnh khi sinh và khi đủ 1 tuổi như sau:
Khi mới chào đời
- Bé trai: Trung bình (TB) = 49.9cm & Giới hạn chuẩn (GHC) khoảng 48 – 51.8cm.
- Bé gái: Trung bình (TB) = 49.1cm & Giới hạn chuẩn khoảng (GHC) 47.3 – 51cm.
Khi bé tròn 1 tuổi
- Bé trai: Trung bình (TB) = 75.7cm & Giới hạn chuẩn khoảng (GHC) 73.4 – 78.1cm.
- Bé gái: Trung bình (TB) = 74cm & Giới hạn chuẩn khoảng (GHC) 71.4 – 76.6cm.
Trường hợp trẻ sinh non thiếu tháng, một số bé có kèm bệnh lý bẩm sinh hoặc ảnh hưởng từ mẹ trong thai kỳ thì chiều dài khi mới chào đời thường đạt khoảng …. Sau sinh, bé có thể không đạt được mức cân chuẩn như các bé cùng tuổi nhưng nếu mức tăng hàng tháng đều đặn và đủ mức trung bình thì con vẫn được đánh giá là tăng trưởng tốt.

Mặt khác, vẫn có trường hợp ngoại lệ các bé sinh non tăng cân nặng, chiều cao chuẩn tương đương các bé sinh đủ tháng. Quan trọng nhất là ba mẹ cần biết cách theo dõi, đánh giá sức khỏe và chăm sóc bé đúng cách.
Trẻ sơ sinh phát triển chiều cao như thế nào là tốt?
Sự phát triển chiều cao chuẩn của bé sơ sinh từ 0 – 12 tháng gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 0 – 6 tháng mức tăng chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh đủ tháng là 2.5cm/tháng.
Giai đoạn 2: 7 – 12 tháng mức tăng trung bình là 1.5cm/tháng
Trường hợp các bé sinh non, thiếu tháng hoặc có bệnh lý bẩm sinh thì có thể không đạt được mức trung bình này. Do đó, ba mẹ cần theo dõi chỉ số chiều cao của con theo tháng, nếu có chênh lệch lớn kèm theo dấu hiệu suy giảm sức khỏe thì cần cho bé thăm khám, kiểm tra thường xuyên.
Ngoài ra, đối với cả trẻ sinh đủ tháng và thiếu tháng, nếu bé chỉ phát triển chiều cao mà không tăng cân thì chưa thể đánh giá là tốt. Ba mẹ cần đối chiếu với cân nặng để nhận định chính xác nhất.
2. Làm thế nào khi chiều cao của bé dưới ngưỡng -2SD
Nếu chiều cao của bé dưới ngưỡng – 2SD rồi thì ba mẹ hãy bình tĩnh, vì chiều cao trẻ vẫn phát triển tốt ở giai đoạn 5 năm đầu đời và 2 năm dậy thì. Nên nếu con đã suy dinh dưỡng thấp còi thì việc cần làm là cho bé đi khám và tư vấn dinh dưỡng. Đồng thời chú trọng các vi chất tác động trực tiếp tới sự phát triển xương như vitamin D3, vitamin K2.

3. Trẻ thấp còi biếng ăn mẹ cần làm gì
Nếu trẻ biếng ăn, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn và ưu tiên khẩu phần ăn đa dạng đủ 8 nhóm chất, linh hoạt theo sở thích của con. Tránh lạm dụng sữa.
8 nhóm thực phẩm cần bổ sung đầy đủ cho trẻ như sau:
- Nhóm 1. Lương thực: Gạo, khoai, lúa mì, sắn …
- Nhóm 2. Nhóm các loại hạt: đậu, đỗ, lạc, vừng …
- Nhóm 3. Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa bò, dê, váng sữa …
- Nhóm 4. Nhóm thịt, cá, hải sản: Cá mòi, cá ngừ, cá hồi…
- Nhóm 5. Nhóm trứng và các sản phẩm từ trứng: Trứng gà so, trứng ngỗng, trứng vịt, …
- Nhóm 6. Nhóm rau quả có màu vàng, cam, đỏ như cà rốt, bí đỏ, gấc, cà chua. Hoặc các loại rau tươi có màu xanh đậm
- Nhóm 7. Nhóm rau củ quả khác như su su, củ cải, củ dền…
- Nhóm 8. Nhóm dầu ăn và chất béo: dầu lạc, dầu vừng, đậu nành, dầu gấc …
4. Những sai lầm khi bổ sung canxi cho trẻ thấp còi
4.1. Chỉ bổ sung Canxi mà không bổ sung Vitamin D
Rất nhiều mẹ khi lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi luôn ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chứa hàm lượng canxi cao vì cho rằng càng cao thì càng tốt. Trong khi đó, một thành phần quan trọng không kém là Vitamin D thì mẹ lại bỏ qua. Đây là sai lầm lớn nhất, rất nhiều mẹ mắc phải khi bổ sung canxi cho con.
Mẹ có biết rằng, Vitamin D đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể. Nó là chất dẫn truyền, giúp cơ thể hấp thu canxi và photpho. Nó tác động đến ống thận để tái hấp thu canxi, cũng như gắn canxi vào trong xương. Do đó, canxi và vitamin D là bộ đôi không thể tách rời.
Nếu mẹ chỉ bổ sung canxi cho bé mà không bổ sung thêm Vitamin D sẽ làm giảm khả năng hấp thu canxi, làm giảm canxi trong máu khiến bé bị còi xương, biến dạng xương.
4.2. Bổ sung vitamin D cho trẻ thấp còi không đúng cách
Tuy nhiên, bổ sung vitamin D không đúng cách cũng có thể dẫn tới thừa, gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, đau nhức xương khớp. Thậm chí là tổn thương thận, tăng huyết áp và tử vong.
Nhiều bố mẹ hiện nay sai lầm trong việc mua canxi cho bé uống nhưng không hề biết rằng lượng canxi trong sữa đã ĐỦ cho nhu cầu hàng ngày. Cái bé thiếu chính là vitamin D3 và vitamin K2. Và đặc biệt ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn thì càng phải bổ sung vitamin D3 và vitamin K2 đầy đủ theo liều khuyến nghị.

Như vậy, để phòng ngừa tình trạng thấp còi ở trẻ dưới 2 tuổi, ba mẹ hãy theo dõi thường xuyên các chỉ số của con và xem có dưới ngưỡng không để can thiệp kịp thời. Và đừng quên kiềng 3 chân “dinh dưỡng – vận động – giấc ngủ” chính là 3 yếu tố quyết định chiều cao của trẻ. Dinh dưỡng cần đa dạng và khoa học. Vận động thể chất ngoài trời mỗi ngày tối thiểu 30 phút. Giấc ngủ cần đáp ứng tối thiểu 10-13 tiếng mỗi ngày.