Bé mới sinh có cần bổ sung vitamin K2 không?
Ba mẹ hãy cho con uống Vitamin K2 để phòng ngừa nguy cơ xuất huyết não. Bộ Y Tế đã có hướng dẫn cụ thể về việc tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau sinh. Ngoài ra, vitamin K còn đóng vai trò quan trọng vào việc tạo nền tảng vững chắc giúp trẻ khỏe mạnh trong những năm đầu đời.

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị chảy máu do thiếu vitamin K. Lý do bởi dự trữ trước khi sinh không đầy đủ và thiếu vitamin K trong sữa mẹ. Vitamin K giúp máu của em bé đông lại. Trẻ sơ sinh cần nhiều vitamin K hơn trong thời kỳ mẹ mang thai hoặc từ sữa mẹ.
Bộ Y tế khuyến nghị sử dụng một liều vitamin K duy nhất từ 0,5 mg đến 1,0 mg cho tất cả trẻ sơ sinh. Sử dụng vitamin K (2,0 mg khi sinh, lặp lại lúc 2 đến 4 và 6 đến 8 tuần tuổi).
Vitamin K2 có lợi đối với trẻ sơ sinh như thế nào?
Vitamin K là một nhóm vitamin mà cơ thể cần để đông máu, giúp vết thương mau lành. Ngoài ra còn có một số bằng chứng vitamin K có thể giúp giữ cho xương khỏe mạnh.
Vitamin K thuộc nhóm vitamin hòa tan trong mỡ bao gồm 3 loại chính:
- Vitamin K1: Là nguồn vitamin K chủ yếu từ thực phẩm. Đó các loại rau quả màu xanh như súp lơ, rau cải xanh, rau bina..
- Vitamin K2: Đây là nguồn vitamin K từ thực phẩm là động vật và được tổng hợp từ vi khuẩn thường trú trong đường ruột
- Vitamin K3: Là loại vitamin nhân tạo được tổng hợp từ vitamin K tan trong nước. ? Loại vitamin này không tốt đã bị cấm từ lâu do gây hại cho gan mật
Nói tới vai trò của vitamin K, dù không phổ biến như nhiều loại vitamin khác (Vitamin C, vitamin D, E, DHA, B2…) nhưng vitamin K lại vô cùng quan trọng với sức khỏe. Đặc biệt là các bé < 6 tuổi. Sự có mặt của vitamin K giúp cho quá trình đông máu diễn ra bình thường. Đồng thời, trẻ được cung cấp Vitamin K đầy đủ cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bé dễ dàng hấp thụ canxi cũng như nhiều khoáng chất, ngăn ngừa sỏi thận,… giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Vì sao Bộ Y tế khuyến cáo nên tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau sinh ?
Em bé mới chào đời chỉ chứa lượng vitamin K rất thấp. Hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ lúc này chưa phát triển nên không thể tự tổng hợp được vitamin K ngay. Tuy vẫn được bổ sung đều đặn nguồn vitamin K thông qua việc bú sữa mẹ nhưng hàm lượng vitamin này ở sữa mẹ cũng chẳng đáng kể. Chỉ khoảng 2 – 5 mcg/lít. Vì thế, trẻ sơ sinh rất dễ bị thiếu vitamin K.
Tất cả trẻ sơ sinh đều có nguy cơ thiếu vitamin K kèm theo tình trạng chảy máu tự nhiên.
Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ thiếu hụt vitamin K?
Thiếu vitamin K, cơ thể trẻ sơ sinh giảm yếu tố đông máu. Nếu trẻ bị xầy xước sẽ lâu lành, để lại sẹo lớn. Ngoài ra da hay bị bầm tím, chảy máu kéo dài, chảy máu tự nhiên. Máu thường chảy ra từ mũi, miệng, gốc rốn. Kèm theo đó là nguy cơ xuất huyết não hoặc xuất huyết màng não gây di chứng nặng nề (Não úng thủy, động kinh, bại não, teo não); thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Hiện tượng này dễ xảy ra ở trẻ trong giai đoạn 12 tuần đầu sau sinh. Theo thống kê thì có khoảng 90% trẻ thuộc độ tuổi từ 30 – 40 ngày bị xuất huyết não do thiếu hụt vitamin K. Tỷ lệ tử vong do xuất huyết não lên tới 40%.

Từ đó có thể thấy, thiếu vitamin K vô cùng nguy hiểm. Việc bố mẹ chủ động tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau sinh là điều rất cần thiết. Điều này nhằm phòng tránh bệnh xuất huyết não – màng não phổ biến ở trẻ 1 tháng tuổi. (Tỷ lệ giảm xuống còn 0,25/100.000 bé).
Làm cách nào để nhận biết con bạn bị thiếu vitamin K, K2?
Nếu con bạn bị thiếu vitamin K, chúng có thể bị bầm tím hoặc chảy máu mà không rõ lý do. Buồn thay, hầu hết trẻ sơ sinh bị xuất huyết không có dấu hiệu cảnh báo trước. Tuy nhiên chúng có thể phát hiện bởi những dấu hiệu sau đây:
- Vùng xung quanh đầu hoặc mặt của bé bị bầm tím.
- Chảy máu mũi hoặc dây rốn.
- Màu da nhợt nhạt hơn bình thường hoặc nướu nhợt nhạt trắng đục
- Ở trẻ sơ sinh trên ba tuần tuổi, lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng.
- Máu trong phân của em bé – nó có thể trông đen, sẫm màu hoặc dính.
- Bé bị nôn ra máu.
- Nguy hiểm nhất là trẻ nếu trẻ cáu kỉnh, buồn ngủ quá mức, co giật hoặc nôn nhiều, có thể trẻ đã bị chảy máu não.
- Xuất huyết màng não gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nặng nề tới thể chất và tương lai của trẻ. Bệnh không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Điều đáng ngại là hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị xuất huyết do thiếu vitamin K thường không có biểu hiện gì rõ ràng trước đó. Đặc biệt, bố mẹ nên theo dõi sát sao với những trẻ nguy cơ cao thiếu vitamin K gồm: Trẻ sinh non, khó thở sau sinh, mẹ dùng thuốc chống đông trong thai kỳ.
Bổ sung vitamin K và K2 cho trẻ như thế nào?
Việc bổ sung vitamin K cho trẻ thường được thực hiện theo 2 cách chính: tiêm ngay sau sinh hoặc qua đường uống. Cụ thể:
Vitamin K tiêm ngay sau sinh
Hiện nay, hầu hết cơ sở Y tế có khoa sản, dịch vụ sinh nở đều thực hiện tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau sinh. Trẻ sẽ được tiêm một liều vitamin K ở bắp đùi với liều lượng 1mg.
Đây là hình thức bổ sung vitamin K hiệu quả được nhiều bác sĩ khuyến cáo. Điều nay nhằm bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ xuất huyết não – màng não nguy hiểm. Vitamin K ở dạng tiêm được đánh giá dễ hấp thụ hơn so với dạng uống, thích hợp cả với những trẻ có nguy cơ chảy máu do thiếu hụt vitamin K.
Nhược điểm của việc tiêm vitamin K cho trẻ ngay sau sinh là gây đau, bầm một chút tại vị trí tiêm. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi, không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.
Vitamin K có thể được cung cấp bằng đường uống không?
Vitamin K có thể được cung cấp cho trẻ sơ sinh dưới dạng chất lỏng bằng đường uống. Tuy nhiên, nó sẽ kém hiệu quả hơn vì không thể đảm bảo sự hấp thu của toàn bộ thuốc. Vitamin K đường uống phải được cung cấp theo liệu trình ba liều trong bốn – sáu tuần đầu tiên và có nguy cơ trẻ sẽ bỏ lỡ liều thứ hai hoặc thứ ba và do đó không hoàn thành liệu trình.

Công thức của vitamin K uống được sử dụng là Konakion MM Pediatric 2mg (0,2ml). Nên sử dụng khi mới sinh và khi trẻ được 7 ngày tuổi.
Những trẻ đã được uống Konakion MM Nhi khoa khi mới sinh và bảy ngày, vẫn đang bú mẹ, nên nhận liều uống thứ ba (2mg trong 0,2 ml) khi được bốn tuần tuổi.
Làm thế nào để sử dụng vitamin K, K2 đường uống?
Cần phải tiêm liều vitamin K thứ hai khi trẻ được một tuần tuổi.
Ống tiêm uống và ống Vitamin K sẽ được cung cấp cho bạn bởi nữ hộ sinh.
Liều lượng tiêm Vitamin K cho trẻ sau sinh
Sau khi sinh, bé cần được tiêm vitamin K1 hoặc K3. (Hiệu quả của K1 và K3 là như nhau). Hoặc cho trẻ sơ sinh uống vitamin K1 3 lần: lần 1 sau khi sinh, lần 2 khi 7 ngày tuổi, lần 3 khi 30 ngày tuổi.
Liều dùng: Trẻ trên 1500g tiêm 1mg, trẻ dưới 1500g tiêm 0,5mg
Ngày nay các bậc cha mẹ thường chọn phương pháp tiêm vitamin K cho trẻ sau sinh. Lý do là bởi tính tiện lợi, hiệu quả và an toàn. Hơn hết đây là điều được Bộ Y Tế khuyến nghị. Thời gian tiêm như sau:
– Lần thứ nhất: Ngay khi đẻ
– Lần thứ hai: Lúc trẻ được 7 ngày tuổi.
– Lần thứ ba: Lúc trẻ được 1 tháng tuổi.
Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh ở đâu?
Với tính tiện lợi, an toàn và hiệu quả, tiêm vitamin K được áp dụng phổ biến tại các bệnh viện sản nhi, khoa phụ sản. Trẻ sinh ở đâu thường sẽ chích vitamin K ngay tại đó. Để đảm bảo con được bổ sung đủ liều lượng vitamin K cần thiết đúng thời điểm, bố mẹ hãy chủ động hỏi nhân viên Y tế tại nơi sinh.