Dinh dưỡng cho mẹ bầu, mẹ sau sinh và các vấn đề hay gặp
Dinh dưỡng cho quá trình chuẩn bị mang thai và mang thai
1. BMI và mức tăng cân lý tưởng
BMI trước bầu | Dưới 18.5 | 18,5-23 | Trên 23 |
Mức cân tăng | 12-15kg | 10-12kg | 8-10kg |
Giai đoạn tăng cân
Giai đoạn | Quý 1 | Quý 2 | Quý 3 |
Mẹ (kg) | 1 | 4-5 | 5-6 |
Con (gram) | 100 | 1000 | 2000 |
Như vậy để con sinh ra với cân nặng lý tưởng 3000-3200g thì trong quá trình mang thai mẹ cần ăn uống hợp lý để tăng được mức cân nặng như trên
Quý 1: mẹ chỉ cần tăng 1kg , như vậy chế độ ăn thường k thay đổi nhiều, mức cần tăng này chỉ tương đương sử dụng thêm 1 hộp/túi sữa tươi /ngày
Quý 2 và 3. Mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng hơn để đáp ứng nhu cầu cho thai nhi và các cơ quan bộ phận mang thiên chức làm mẹ phát triển. Cần chú trọng chất đạm – protein từ thịt cá trứng sữa, chất béo tốt từ dầu ăn, các loại cá béo (cá hồi, cá thu…), các loại hạt (óc chó, macca…) . Mức ăn tăng thêm tương đương 500-600ml sữa và 1 bát con thức ăn + cơm (tăng từ 400-500 calo so với mức ăn bình thường) . Chú ý ăn nhiều rau và hoa quả để cung cấp thêm chất xơ + vitamin
2. Cần bổ sung Vitamin + khoáng chất gì?
Vitamin + khoáng | Hàm lượng cần/ngày | Thời điểm bắt đầu | Đến |
Acid folic – B9 | 400-600 mcg | Trước bầu 1-3 tháng | Sau sinh 3 tháng hoặc lâu hơn |
Sắt | 15- 30 mg
hoặc nhiều hơn nếu thiếu máu thiếu sắt |
Trước bầu 1-3 tháng | Sau sinh 3 tháng hoặc lâu hơn |
Canxi | 400-600 mg
Nếu k uống sữa có thể gấp đôi |
Từ khi có bầu | Đến khi cai sữa |
DHA | 150-200-300mg | Từ khi có bầu | Đến khi cai sữa |
D3 (bổ sung khi sp Canxi k chứa D3) | Liều duy nhất 200000 UI / 6 tháng | Bầu quý 2 | Sau sinh 2-3 tháng |
Kẽm (có thể có trong sp đa vi chất) | 10-15mg/ ngày | Bầu quý 2 | Sau sinh 2-3 tháng |
Vitamin A | 200000 Ui 1 lần duy nhất | Sau sinh |
3. Lựa chọn thực phẩm và lưu ý
- Ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ 4 nhóm chất : đạm, dường, béo, vitamin + khoáng
- Rau xanh, trái cây > 500g/ngày
- Uống đủ sữa, sữa chua 500-600ml/ngày
- Uống đủ nước (theo cách tính trên) bao gồm cả sữa, nước trái cây, nước canh
- Hạn chế các chất đường ngọt, đường hấp thu nhanh, trái cây quá ngọt
- Đạm động vật thay vì đạm thực vật
- Chất béo không no như : cá béo , cá hồi, quả bơ, các loại hạt và dầu ăn nhiều Omega3
- Ăn chín, uống sôi, ăn thực phẩm tươi sạch đảm bảo vệ sinh
Không nên:
- Ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm trong thời gian dài
- Ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đông lạnh lâu ngày
- Ăn quá nhiều gia vị chua, cay, mặn
- Đồ ăn nhanh
- Các chất kích thích: chè, rượu, cà phê, thuốc lá…
4.Tiêm chủng
Phụ nữ khi chuẩn bị mang thai , mang thai cần được tiêm phòng các mũi sau
Mũi tiêm | Thời điểm | Ghi chú |
Viêm gan B | Trước mang thai ít nhất 1 tháng | Xét nghiệm lượng kháng thể trước khi tiêm để biết cần tiêm phác đồ 1 hay 3 mũi |
Thủy đậu | Trước mang thai ít nhất 3 tháng | Với ng chưa từng mắc thủy đậu |
Sởi – quai bị – rubella | Trước mang thai ít nhất 1-3 tháng | |
Cúm | Tiêm hằng năm, trước mang thai 1 tháng | |
HPV | Trước mang thai | Trước 26 tuổi là tốt nhất |
Uốn ván | Từ tuần thai thứ 20-22
Nhắc lại sau 1 tháng nếu mang thai lần đầu |
Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Về cơ bản sau sinh người mẹ bước qua giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng cho chính cơ thể mình và dinh dưỡng để tạo 1 lượng sữa trung bình từ 700-1000ml/ngày cho con. Chế độ dinh dưỡng thời kì này vẫn rất quan trọng, không kém gì thời kỳ mang thai.
1. Về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
Năng lượng thời kì này cần tăng thêm so với mức ăn bình thường là 500 calo – tương đương quý 2 và 3 khi mang thai
Lượng sữa / sữa chua cần bổ sung là 600-650ml/ngày
Uống đủ nước: Nhu cầu nước tính theo công thức = cân nặng x 40ml + 700 đến 1000ml
700-1000ml này tương dương lượng sữa tiết ra cho con
Nên uống sữa, nước hoa quả, bột lợi sữa và nước ấm để sữa được tiết ra tốt hơn, đặc biệt là trước khi cho con bú 30 phút
Canxi 1300mg / ngày. Vitamin D3 20mcg/ngày tương dương 800UI
Vitamin A liều duy nhất sau sinh 200000 UI
Sắt, acid folic và các vi chất khác vẫn bổ sung đầy đủ như lúc mang thai
Bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, quả chín tránh táo bón
2. Đặc điểm của sữa mẹ, các giai đoạn sữa mẹ, bảo quản sữa mẹ
– Đặc điểm của sữa mẹ
Sữa mẹ được sản xuất theo nhu cầu của con. Lượng sữa sẽ được tiết ra một cách đều đặn và đầy đủ vào ngày thứ 10 – 14 sau khi sinh
Trung bình mỗi ngày trẻ khoẻ mạnh tiêu thụ 700 – 800 ml trong 24 giờ.
Độ lớn của vú dường như không ảnh hưởng đến số lượng sữa:
Ngày đầu | Vài thìa |
Ngày 2 | 100ml |
Tuần thứ 2 | 500ml |
– Các giai đoạn sữa mẹ
Sữa non : Những ngày đầu sau sinh mẹ sản xuất 1 lượng rất ít sữa, đặc, sánh có màu vàng là sữa non. Sữa non giàu chất đạm, chứa rất nhiều kháng thể. Nhiều tế bào miễn dịch và một số chất có tác dụng chống vi trùng như interferon (chống siêu vi trùng), fibronectin (tăng cường lực lượng bạch cầu như đại thực bào
Sữa trung gian – sữa chuyển tiếp : được tiết từ sau sữa non đến khoảng 2 tuần, số lượng nhiều, gây căng tức ngực
Sữa trưởng thành: tiết từ ngày thứ 14, sữa có màu trắng, lỏng, và có 2 giai đoạn của cữ bú là sữa đầu và sữa cuối
- Sữa đầu là sữa tiết ra vào đầu bữa bù .có màu trong xanh, chưa nhiều protein, lactose và các chất dinh dưỡng khác
- Sữa cuối là sữa tiết ra vào cuối bữa bú, có màu vàng, đục vì chứa nhiều chất béo, chất béo này cung cấp nhiều năng lượng để trẻ tăng cân tốt hơn
So sánh giữa sữa bò và sữa mẹ
Chỉ số | Năng lượng | Chất béo | Chất đạm | Đường | Chất khoáng |
Sữa mẹ | 67 | 3,8 | 1,2 | 7 | 0,2 |
Sữa bò | 68 | 3,7 | 3,3 | 4,8 | 0,7 |
- Sữa mẹ và sữa bò có mức năng lượng và hàm lượng chất béo tương đương nhau
- Về chất đạm, sữa bò có hàm lượng protein cao nhưng chứa chủ yếu là đạm casein khó tiêu hóa hơn, sữa mẹ có nhiều đạm whey dễ tiêu hơn. Vì thế trẻ ăn sữa công thức đi đại tiện ít lần hơn, phân có màu nâu,đen, mùi thối hơn so với trẻ ăn sữa mẹ hoàn toàn
- Đường trong sữa mẹ có hàm lượng cao, đường chủ yếu là lactose nên khi sử dụng sữa mẹ, phân bé dễ có bọt, mùi hơi chua do chưa tiêu thụ hết đường lactose
- Về chất khoáng. Hàm lượng canxi trong sữa mẹ thấp hơn nhưng hấp thu tốt hơn. Sắt trong sữa mẹ hay sữa bò đều có hàm lượng thấp, vẫn phải bổ sung dự phòng khi trẻ 4-5 tháng tuổi
- Vitamin trong sữa mẹ ảnh hưởng nhiều bởi chế độ ăn của mẹ, nên chú ý ăn nhiều rau xanh, quả chín để tạo nguồn sữa tốt nhất cho con
– Bảo quản sữa mẹ
Sữa mẹ nếu sản xuất nhiều có thể được vắt ra dữ trữ cho con
Nơi bảo quản | Nhiệt độ | Thời gian bảo quản tốt nhất |
Ở nhiệt độ phòng | 19-26 độ | Tốt nhất 4 tiếng
(có thể đến 6 tiếng) |
Trong ngăn mát tủ lạnh | < 4 độ | Tốt nhất 4 ngày
(có thể đến 6 tiếng) |
Trong ngăn đá/đông | -18 đến -20 độ | Tốt nhất 6 tháng
(có thể đến 12 tháng |
Các vấn đề hay gặp của mẹ sau sinh
1. Sản dịch
Sản dịch là dịch tiết từ âm đạo của phụ nữ sau sinh. Phần dịch tiết này được cấu tạo bởi những mảnh vụn của lớp nội mạc tử cung (màng rụng), những cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám, phần sót lại nước ối và những chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do quá trình sinh đẻ.
Sản dịch bình thường có mùi tanh nồng như thời kỳ kinh nguyệt, sản dịch thường kéo dài trung bình khoảng 20 ngày, hoặc có thể lên đến 40-45 ngày. Màu sắc và lượng sản dịch có thể thay đổi theo thời gian.
Trong 2-3 ngày đầu: Sản dịch có màu đỏ sậm, xen lẫn các cục máu đông nhỏ.
Sau 1 tuần: Phần sản dịch bây giờ đã chuyển sang màu nâu hồng và vết bẩn trên miếng lót của sản phụ sẽ ngày càng nhỏ và nhạt hơn, phần sản dịch có thể xen lẫn ít cục máu đông
Sau 3 tuần: Sản dịch không có máu chỉ là một dịch trong hoặc trắng. Tử cung đã trở lại khá nhiều về kích thước trước đây và những cơn co hồi tử cung cũng sắp kết thúc.
Sau 6 tuần: Một số sản phụ có thể bị ra ít dịch màu nâu, hồng hoặc trắng vàng cho đến 6 tuần sau khi sinh. Nó có thể xuất hiện với số lượng nhỏ hàng ngày hoặc chỉ thỉnh thoảng. Đây sẽ là giai đoạn cuối cùng của quá trình xuất hiện sản dịch.
Nếu lượng sản dịch tăng lên chứ không giảm, hoặc có mùi là kèm đau tức vùng chậu thì cần đến gặp bác sĩ để khám và tư vấn sớm nhất có thể
2. Ít sữa, tắc sữa và cách khắc phục
2.1. Những lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ
– Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho con
– Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng sữa mẹ một cách có hiệu quả.
– Bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, tránh bệnh dị ứng
– Giúp trẻ phát triển tốt về tinh thần, tâm lý và thể chất
– Chi phí ít hơn là nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo
– Giúp gắn bó mẹ con và làm phát triển mối quan hệ gần gũi, yêu thương
– Giúp cho mẹ chậm có thai
– Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ (cầm máu hậu sản tốt, giảm tỷ lệ ung thư vú)
2.2. Nếu mẹ ít sữa, hãy xem yếu tố làm giảm và cách khắc phục
Cơ chế tiết sữa: khi trẻ bú mẹ, kích thích thần kinh truyền lên não, tuyến yên tiết 2 loại hoocmon là prolactin – sản xuất sữa và oxytocin – bài xuất sữa. Các yếu tố làm giảm lượng 2 hoocmon này sẽ gây tình trạng thiếu sữa, mất sữa
Prolactin
– Thường được sản xuất nhiều về ban đêm.
– Làm cho bà mẹ thấy thư giãn.
– Ngăn cản sự phóng noãn
Oxytocin
– Gây xuống sữa (tiết sữa hoặc phun sữa).
– Được sản xuất nhanh hơn prolactin.
– Làm cho tử cung mẹ co tốt sau đẻ.
– Có thể bị cản trở bởi đau ốm, lo lắng hoặc nghi ngờ về sữa của mình.
Yếu tố làm giảm lượng sữa | Cách bảo vệ nguồn sữa – duy trì sữa mẹ |
|
|
2.3. Tắc sữa
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
Tắc sữa có thể gây viêm vú, nhiễm trùng hay áp xe vú rất nguy hiểm. Áp xe vú lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, buộc dừng hẳn việc cho con bú và phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.
Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc tia sữa là khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng. Ngực căng cứng và to hơn so với bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng tăng dần, cảm giác đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít, vắt cũng không ra. Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa. Một vài trường hợp bà mẹ bị sốt hay tắc tia sữa có cục co cứng nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong
Cách khắc phục tắc tuyến sữa:
- Cần cho con bú tích cực và vắt kiệt sữa trong bầu vú
- Mát xa nhẹ nhàng, chườm ấm để tan cục sữa đông vón
- Vệ sinh và chăm sóc vú tránh xước, nứt cổ gà tăng nguy cơ viêm nhiễm
- Nếu viêm tắc không thuyên giảm, đau tức và sốt cần phải đi khám để bác sĩ kê thuốc điều trị viêm tắc, áp xe vú
- Trong thời gian viêm vú, áp xe vú không nên cho con bú, thời điểm này sữa mẹ có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, có thể tiêu chảy.
- Cần có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp và cho con bú thường xuyên để giảm nguy cơ tắc tuyến sữa
3. Các vấn đề khác: táo bón, thiếu canxi, sắt….
Những vấn đề sau sinh thường gặp nhất là : rụng tóc, đau nhức xương khớp, chảy máu chân răng, mỏi cơ, táo bón, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi…
Đa phần các vấn đề trên đều liên quan đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của bà mẹ từ lúc có thai cho tới hết quá trình cho con bú,
Khi mang thai, bà mẹ không được bổ sung đầy đủ canxi, D3 khiến lượng canxi dữ trữ trong cơ thể mẹ giảm, canxi từ xương và răng của mẹ được huy động để cung cấp cho thai nhi. Sau sinh nhiều mẹ cũng không chú trọng việc bổ sung canxi và D3 dẫn tới việc mất canxi từ cơ thể mẹ để tạo sữa. Việc thiếu canxi gây ra tình trạng đau nhức mỏi cơ xương, đau răng, chảy máu chân răng, rụng tóc… Và nguy cơ cao gây loãng xương sau này
Các biểu hiện như rụng tóc, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi là hậu quả của việc thiếu máu, do thiếu nguyên liệu tạo máu bao gồm : sắt, chất đạm từ thịt, acid folic, vitamin B12…
Nhiều mẹ sau sinh gặp vấn đề táo bón, do thói quen sinh hoạt không tốt và tâm lý ngại đi đại tiện do sợ đau sau sinh. Mẹ cần thường xuyên ăn rau quả >500g/ngày, uống đủ lượng nước theo khuyến cáo và có thói quen vệ sinh hợp lý, tránh táo bón …