Dinh dưỡng cho trẻ và các vấn đề hay gặp – Phần 1

Dinh dưỡng giai đoạn 6 tháng đầu đời

1. Tăng trưởng và các khái niệm cơ bản

  • Con sinh đủ tháng >37 tuần. Nếu sinh non dưới 37 tuần thì cần điều chỉnh tuổi

Giả sử con sinh lúc 35 tuần, thì số tuần thiếu là 40-35 = 5 tuần. Vậy khi con được 5 tuần tuổi mới bằng các trẻ mới sinh khác. Biết hiệu chỉnh tuổi để đánh giá các mốc phát triển cân nặng và chiều dài cho chính xác. Thời điểm ăn dặm của các bé sinh non thiếu tháng cũng chậm hơn so với các bé sinh đủ tháng

  • Cân nặng sơ sinh : chuẩn 3000-3200g
  • Chiều dài sơ sinh : 49-50 cm
Thời điểm Cân nặng kg Chiều dài cm
Sơ sinh 3 – 3,2 49-50
3 tháng tiếp theo Mỗi tháng tăng 1-1,2 kg Mỗi tháng tăng 4-4,5 cm
Tháng 4,5,6 Mỗi tháng tăng 0.5 kg Mỗi tháng tăng 2-2,5 cm
6 tháng cuối năm nhất Mỗi tháng tăng 0,2-0,3 kg Mỗi tháng tăng 1-1,5 cm
Từ năm thứ 2 Mỗi tháng tăng 0.2-0,25 kg Mỗi tháng tăng 1-1,2 cm
Như vậy tốc độ tăng trưởng cân năng trong năm đầu đời rất nhanh. Khi tròn 1 tuổi cân nặng trẻ gấp 3 lần lúc mới sinh, tức từ 9-9,5kg Chiều dài của trẻ lúc tròn 1 tuổi gấp 1,5 lần lúc mới sinh
Lưu ý : một số trẻ trong những tháng đầu cân nặng tăng quá nhanh, 4 tháng có thể nặng tới 8-8.5kg, nên ngay sau thời gian đó bé sẽ chững ăn, bú ít hơn để điều chỉnh lại cân nặng cho phù hợp với quá trình phát triển và khả năng chống đỡ của hệ xương. Nếu cân nặng vẫn trên mức chuẩn thì hoàn toàn không có vấn đề gì phải lo lắng

 

Thông số cơ bản về đại tiện của trẻ

 

Độ tuổi < 1 tuần > 1 tuần > 1 tuổi
Số lần Phân su xuất hiện từ 6-12h sau sinh 

Trung bình từ 3-4 lần/ngày

2-3 lần 1 lần
Tính chất Phân su thường không có mùi, xanh đậm, ướt, dạng lỏng và trẻ sẽ đi 2-3 ngày sau sinh Ăn sữa mẹ : Phân vàng, tươi, có mùi chua

Ăn sữa công thức : Nâu, rắn,màu vàng nâu, mùi thối

Phân khuôn gần như người lớn
Chú ý : Bé bú mẹ có thể 5-7 ngày mới đại tiện 1 lần, nếu phân k rắn, cứng, trẻ vẫn tăng cân đều thì đó là hoàn toàn bình thường, không phải táo bón

 

Giai đoạn phát triển của trẻ

Độ tuổi Thời gian ngủ Cử động lưỡi  Vận động Nhận thức
0-3 tháng 14-17 h Bú + nuốt Phản xạ tìm,bắt vú, nắm tay Mỉm cười, mắt nhìn theo vật sáng di động
4-6 tháng 12-16 h Bắt đầu nhai trệu trạo Biết lẫy (3th) từ sấp sang ngửa (4th) Nhìn theo vật di động

Biết lạ quen, nhận đc mẹ (5-6th)

7-12 tháng 12-16 h Cắn + nhai

Vận động lưỡi, nhai bằng răng

6-7th Ngồi vững, bò

10-12th bắt đầu đứng, đi men

Cxuc vui mừng,sợ hãi

Phát âm mama,baba

Nói được 2-3 từ (10-12th)

12-24 tháng 11-14 h Đảo thức ăn để nhai Đi vững, cầm nắm tốt, cầm cốc uống nước Nói tốt hơn, câu dài hơn

Biết các bộ phận trên cơ thể

3-4 tuổi 10-13 h Ăn như người trưởng thành Chạy nhanh, múa được Đặt câu hỏi, ghi nhớ và hát bài ngắn

2. Chế độ dinh dưỡng và nhu cầu bổ sung vitamin, khoáng chất

  • 6 tháng đầu đời trẻ tiếp nhận nguồn dinh dưỡng duy nhất là sữa. sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, nếu không đủ lượng sữa mẹ thì cần bổ sung thêm sữa công thức đúng theo lứa tuổi.
  • Lượng sữa cần cho trẻ/ ngày = cân nặng x 120-150ml
  • Trẻ cần được bú theo nhu cầu, khoáng cách giữa các bữa bú từ 2-3h.
  • Không cho trẻ ăn bất cứ thức ăn đồ uống nào khác cho tới khi bé được 6 tháng tuổi (bắt đầu ăn dặm)
Chất dinh dưỡng Thời điểm Nhu cầu Ghi chú
Vitamin D3 Từ sơ sinh  400 UI/ ngày Bổ sung cho tới 5 tuổi, trong năm đầu dùng liều hằng ngày

Trẻ lớn có thể dùng liều cao cho 3 – 6 tháng

Vitamin K2 Từ sơ sinh Tăng cường chuyển canxi từ máu tới xương, răng
Vitamin K1 Tiêm ngay sau sinh Theo chỉ định của bác sĩ Yếu tố đông máu, hạn chế chảy máu, tan máu
DHA Có thể từ 0 tháng 50-80 mg / ngày Trẻ từ 0-6 tháng nhận DHA từ nguồn sữa mẹ, 

Mẹ bổ sung 200mg DHA/ngày

Vitamin A Từ 6 tháng Theo chương trình quốc gia, 1 năm 2 lần Mẹ sau sinh cần bổ sung 1 liều cao để tăng cường vitamin A vào sữa cho con
Sắt Từ 4-5 tháng

2 mg/kg/ngày

Từ 1-3 tháng

Với trẻ sơ sinh thiếu tháng cần bổ sung từ khi sinh ra. Các trẻ khác bổ sung dự phòng thiếu máu thiếu sắt
Kẽm Từ 5-6 tháng

5mg/ngày

Từ 1-3 tháng

Giúp trẻ ăn ngon và phòng tránh các bệnh lý tiêu chảy, sạm da…
Men vi sinh Từ sơ sinh hoặc muộn hơn Ít nhất 1 trăm triệu CFU / ngày Dự phòng rối loạn tiêu hóa và điều chỉnh lại cân bằng vi khuẩn đường ruột