Dinh dưỡng cho trẻ và các vấn đề hay gặp – Phần 2

Dinh dưỡng giai đoạn ăn dặm 6-24 tháng tuổi

1. Nhu cầu dinh dưỡng và các phương pháp ăn dặm phổ biến

 – Thực phẩm, các chất dinh dưỡng sinh năng lượng

Ăn dặm/ ăn bổ sung với trẻ bình thường từ tròn 6 tháng tuổi (tròn 180 ngày)

Với những trẻ sinh non thiếu tháng (dưới 37 tuần) thì ăn dặm muộn hơn các bạn khác. Biểu hiện trẻ sẵn sàng ăn bổ sung: thích nhìn người khác ăn, với tay lấy thức ăn, thích đưa mọi thứ lên miệng, cử động lưỡi tốt, bắt đầu biết nhai và di chuyển hàm lên xuống (xem lại vận động lưỡi)

Ăn bổ sung quá sớm Ăn bổ sung quá muộn
Làm trẻ ít bú mẹ, có thể bỏ bú

Bữa ăn nghèo chất dinh dưỡng

Tăng nguy cơ mắc bệnh : tiêu chảy, đi ngoài phân sống, miễn dịch kém

Không nhận đủ chất dinh dưỡng

Trẻ chậm lớn

Nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng (đặc biệt protein, sắt, kẽm…) , tình trạng suy dinh dưỡng

Ăn bổ sung từ loãng tới đặc, từ ít đến nhiều, từ mềm lỏng đến thô, cứng. Ăn đầy đủ các nhóm chất : đạm , đường, béo, vitamin … Đa dạng thực phẩm và cân đối giữa các nhóm chất 

Khi bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ có thể nấu bột sữa hoặc dùng bột sữa pha sẵn cho con tập , tập 3-5 ngày cho bé quen r chuyển qua nấu bột/cháo xay đầy đủ 4 nhóm chất.

Tham khảo bảng sau: 

Tuổi Loại thức ăn Số bữa/ml mỗi bữa Gạo Thịt Rau  Dầu mỡ
6-7tháng Bột/ cháo xay 1 bữa/80-100ml     10g 5-10g 5g 3-5ml
7-9tháng  Cháo 2 bữa/120-150ml 15g 15g 15g 5ml
10-12tháng Cháo 3 bữa/180-200 ml 20g 20-25g 15-20g 7ml
1-2 tuổi Cháo/ cơm nát 3 bữa/250ml 25g 25-30g 20-25g 8-10ml

Chú ý: để tránh tình trạng dị ứng với thức ăn mới, đặc biệt là các loại thịt cá, cần tập mỗi loại thị từ 2-3 ngày. Bắt đầu tư các loại thịt lành tính như bò, hèo, gà, chim bồ câu, lòng đỏ trứng… Sang tháng thứ 7 thì bắt đầu tập dần các loại cá và thủy sản.

Loại thực phẩm Thời điểm có thể ăn Chú ý
Gạo, bột gạo 6 tháng
Các loại hạt, đậu đỗ Sau 1 năm Không nên nấu cháo, bột cùng các loại hạt, gây khó hấp thu, đầy bụng
Dầu ăn/ mỡ lợn, gà 6 tháng Mỡ cá từ 7 tháng
Rau quả 6 tháng Tập ăn rau củ trước, rau lá phải bỏ xơ, cọng. Quả: tập từ các quả mềm, ngọt trước, hạn chế ổi, hồng, 
Thịt bò, lợn, gà, bồ câu, gia cầm…lòng đỏ trứng gà 6 tháng Tập thử, tránh dị ứng
Tôm, cua, cá… 7 tháng Tập thử, tránh dị ứng
Lòng trắng trứng, sữa chua,phomai Từ 12 tháng Sữa chua làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể dùng từ 6 tháng
Sữa tươi Ít nhất sau 2 tuổi Sữa tiệt trùng có thể từ 12 tháng nhưng k nên
Gia vị: đường, mắm, muối, mì chính, bột canh… Ít nhất sau 1 tuổi

Thậm chí 2 tuổi

Các loại gia vị có thể ảnh hưởng đến chức năng thận và điện giải của trẻ, ngoài ra gây biếng ăn, tốt nhất nên tránh càng lâu càng tốt

– Nhu cầu vitamin khoáng chất

Chất dinh dưỡng Thời điểm Nhu cầu Ghi chú
Vitamin D3 Từ sơ sinh  400UI/ ngày từ 6-12 tháng

600 UI/ ngày từ 1 tuổi trở lên

Bổ sung cho tới 5 tuổi, trong năm đầu dùng liều hằng ngày

Trẻ lớn có thể dùng liều cao cho 3 – 6 tháng

Vitamin K2 Từ sơ sinh Tăng cường chuyển canxi từ máu tới xương, răng
Vitamin A Từ 6 tháng Theo chương trình quốc gia, 1 năm 2 lần Mẹ sau sinh cần bổ sung 1 liều cao để tăng cường vitamin A vào sữa cho con
DHA Mọi thời điểm 80-100mg/ ngày từ 6-24 tháng

150-200 mg/ngày từ 2-6 tuổi

Kẽm Từ 5-6 tháng 5mg/ngày

Từ 1-3 tháng

Giúp trẻ ăn ngon và phòng tránh các bệnh lý tiêu chảy, sạm da…
Men vi sinh Từ 5 tháng Ít nhất 1 trăm triệu CFU / ngày Dự phòng rối loạn tiêu hóa và điều chỉnh lại cân bằng vi khuẩn đường ruột
Men tiêu hóa Nhận thấy tình trạng kém hấp thu, biếng ăn, từ khi ăn dặm Tùy tình trạng hấp thu, bổ sung 1-2 tuần Xem phần tiêu chảy

 – Các phương pháp ăn dặm:

Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm
Truyền thống

Cháo/bột hỗn hợp

Đầy đủ 4 nhóm chất

Tăng cân tốt

Dễ thực hiện

Sach sẽ, an toàn

Khó phân biệt mùi vị , màu sắc

Vận động tinh, nhai chậm hơn

Dễ gây biếng ăn

Kiểu Nhật

Cháo, rau quả thịt rây riêng rẽ

Đa dạng mùi vị, màu sắc, 

Trẻ thích thú với bữa ăn

Ăn thô tốt và nhanh hơn kiểu truyền thống

Khối lượng thức ăn quá lớn, trẻ k ăn hết đc 

Thiếu chất béo, dầu mỡ, khiến trẻ chậm tăng cân

Cầu kì, mất nhiều thời gian của ng chăm sóc

Tự chỉ huy BLW

Ăn bốc, tự cầm nắm thức ăn

Vận động tinh tốt, tay và miệng lưỡi linh hoạt

Con được chủ động cho bữa ăn, mẹ nhàn hơn

Nhận biết mùi vị, màu sắc, hình dàng thức ăn tốt

không cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt nhóm dầu mỡ, đạm. 

con chậm tăng cân, dễ thiếu chất

bữa ăn không hợp vệ sinh, trẻ dễ bị đi ngoài do k hấp thụ được thức ăn và nhiễm trùng đường ruột

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, tùy điều kiện và kiến thức của các mẹ mà có sự lựa chọn phương pháp ăn dặm cho con khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bữa ăn dặm hiệu quả, đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh để con phát triển khỏe mạnh và thông minhGợi ý

  • Có thể kết hợp ăn dặm chỉ huy với truyền thống
  • Giữa truyền thống và kiểu Nhật
  • Kiểu Nhật và chú trọng thêm dầu ăn vào bữa ăn