Slide 5
Slide 3
banner2
Slide 4
slide dekabon Probiotici
Vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh
Tác giảAdministrator

Sản phụ có cần kiêng ngồi xổm không?

Giải đáp: “Sau khi sinh, các dây chằng và bộ phận sinh dục cần có thời gian để co hồi lại. Tư thế ngồi xổm sẽ làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, khiến các tạng bên trong cơ thể dễ sa xuống dưới và ra ngoài, hay còn gọi là sa sinh dục.

Chủ đề: Vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Câu hỏi 1: Phụ nữ sau sinh có dùng được mỹ phẩm không? 

Giải đáp: Mẹ có thể sử dụng các loại mỹ phẩm thiên nhiên có nguồn gốc an toàn từ tự nhiên.

Câu hỏi 2: Sản phụ có cần kiêng ngồi xổm không?

Giải đáp: “Sau khi sinh, các dây chằng và bộ phận sinh dục cần có thời gian để co hồi lại. Tư thế ngồi xổm sẽ làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu, khiến các tạng bên trong cơ thể dễ sa xuống dưới và ra ngoài, hay còn gọi là sa sinh dục.

Để tránh tình trạng này, sản phụ không nên ngồi xổm ngay sau sinh, khi nằm nên khép hai chân, tránh mang vác nặng…”

Câu hỏi 3: Con bị thiếu men G6PD, mẹ đang cho con bú có cần kiêng ăn gì không?

Mẹ nên kiêng các loại hạt đậu mẹ nhé, như đậu tằm, đậu nành, ..

Câu hỏi 4: Sau sinh cần kiêng những thực phẩm gì?

Về cơ bản thì không cần kiêng khem quá đâu ạ, ăn uống đầy đủ đa dạng, kiêng thực phẩm cay nóng nhiều gia vị, thực phẩm k đảm bảo vệ sinh, thức ăn nhanh, chất kích thích.cà phê, nước trà xanh, bia, rượu, nước ngọt.

Câu hỏi 5: Mẹ kiêng cữ hơn 1 tháng vẫn bị ra máu, đau chỗ vết mổ có sao không?

Với tình trạng này mẹ nên được theo dõi thêm, nếu vẫn ra máu nhiều và đau thắt trong bụng thì cần phải đi khám lại.

Câu hỏi 6: Mẹ ăn đồ chiên xào có dầu mỡ thì bé bị đi ngoài có đúng không?

Không đúng, sai hoàn toàn mẹ nhé. Bé đi ngoài do nhiều nguyên nhân khác chứ k phải do mẹ ăn dầu mỡ.

Câu hỏi 7: Điều trị bị táo bón sau sinh như thế nào?

  • Bổ sung thêm chất xơ từ rau ( rau khoải lang, mồng tới, đậu bắp, rau đay…) , trái cây nhiều nước, chất xơ nhiều trong thanh long, đu đủ…
  • Uống đủ nước theo công thức = kg cân nặng x 40ml + 1000ml
  • Giữ thói quen đi đại tiện hằng ngày, không kìm giữ phân.
  • Đi lai nhẹ nhàng, tập thể dục, xoa bụng.

Câu hỏi 8: Cách để sữa về nhiều hơn?

Tác động bên trong và ngoài. Bên trong: ăn uống đa dạng, đủ chất, uống nhiều nước, đồ ấm nóng, ngủ nghỉ đầy đủ, bổ sung vtm, canxi, tinh thần thoải mái, không stress. Bên ngoài: dùng các biện pháp kích hút sữa hoặc tăng cường cho con ti thật nhiều để kích sữa về.

Câu hỏi 9: Mẹ bị mất sữa hoàn toàn, đã bổ sung Vitamin nhưng vẫn chưa thấy hiệu quả ?

Ngòai bổ sung vitamin thì mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ nghỉ điều độ cùng tinh thần thoải mái.

Câu hỏi 10: Các phương pháp kích sữa ?

1.Kích sữa theo lịch khoa học. Để sữa mẹ về tràn đầy, mẹ cần cho con bú hoặc hút sữa 8 lần/1 ngày, hút đúng giờ, không được bỏ bữa nào.

2.Kích sữa bằng massage bầu ngực.

3.Kích sữa bằng cách cho con bú trực tiếp.

4.Sử dụng thảo dược để kích sữa.

5.Kích sữa bằng máy hút sữa.

Câu hỏi 11: Mẹ sinh 6 tháng bị mất sữa, dùng phễu Mini Pum có giúp kích sữa lại được không?

Phải kết hợp nhiều phương pháp chứ k chỉ mỗi dùng phễu, dinh dưỡng, giấc ngủ, tâm lý, cách hút sữa…

Câu hỏi 12: Ăn nhiều móng giò có lợi sữa không ?

Ăn nhiều cháo móng giò chẳng những không có tác dụng lợi sữa mà còn là nguyên nhân gây tắc tia sữa, béo phì cho các mẹ sau sinh.

Câu hỏi 13: Cách bảo quản sữa mẹ

Sữa mẹ vắt ra, cho ngay vào lọ chứa có nắp đậy hoặc túi bảo quản chuyên dụng, ghi ngày vắt sữa và bảo quản ngay vào tủ lạnh.

Mỗi túi/ lọ chứa sữa chỉ chứa vừa lượng sữa cho mỗi lần bú, tránh lãng phí sữa và đảm bảo vệ sinh, khi rã đông thuận tiện hơn.

Câu hỏi 14: Kinh nghiệm giảm cân sau khi sinh của các mẹ bỉm sữa

  • Giảm lượng ăn từ từ lựa theo sức khỏe.
  • Cho con bú nhiều và tích cực.

Câu hỏi 15: Làm sao để không bị tắc tia sữa?

Để ngăn ngừa tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn, bạn có thể làm theo những gợi ý dưới đây:

– Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút để hút hết sữa ra ngoài, không để sữa còn sót lại trong bầu vú sau mỗi cữ bé bú

– Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái

– Uống thật nhiều nước

– Nghỉ ngơi đầy đủ, nếu được hãy áp dụng một số bài tập thiền hoặc luyện tập thể thao

Câu hỏi 16: Những biến chứng nếu bị tắc sữa kéo dài?

Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bà mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.

Câu hỏi 17: Đau rát đầu ti khi hút sữa làm cách nào để giảm bớt?

Chọn máy/ phễu hút sữa phù hợp với đầu ti của mẹ, chọn loại mềm, k đau rát.

Câu hỏi 18: Mẹo hạn chế tình trạng tắc tia sữa?

Mẹ dùng khăn ấm massage vùng bầu ngực đặc biệt là vùng gần nách để cải thiện tình trạng tắc tia Hoặc mẹ có thể dùng 1 cốc nước ấm, để đầu ti vào cốc nước massage 3-5p giúp tăng phản xạ xuống sữa và vệ sinh đầu ti để sữa thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

Câu hỏi 19: Sau sinh cần bổ sung canxi không?

Chắc chắn là có nhé !

Bổ sung ít nhất đến khi cai sữa để mẹ không thiếu canxi, không gặp các triệu chứng chuột rút, tê bì chân tay, loãng xương sớm giúp con có nguồn sữa dồi dào canxi, phát triển chiều cao tối ưu.

Câu hỏi 20: Tại sao bà bầu cần bổ sung các loại vitamin ?

Việc bổ sung vitamin khi mang thai cho bà bầu có rất nhiều công dụng như hỗ trợ quá trình mang thai diễn ra thuận lợi hơn; giúp thai nhi phát triển toàn diện về sức khỏe, đặc biệt là não bộ; ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi; tăng cường sức khỏe thai phụ cũng như hạn chế một số bệnh lý hay gặp ở phụ nữ mang thai như sinh non, thai chậm phát triển, viêm nhiễm…