Những vấn đề hay gặp ở trẻ trong 2 giai đoạn
Còi xương và D3, K2, canxi
– Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vtm D hay rối loạn chuyển hóa vitamin D, ảnh hưởng đến chuyển hóa , hấp thu canxi và phốt pho trong quá trình tạo xương
– Nguyên nhân: do không cung cấp đủ vitamin D/ không được tắm nắng đúng cách kèm theo các yếu tố nguy cơ làm tăng tình trạng còi xương như : Độ tuổi 6-36 tháng tuổi, chế độ ăn ít thịt cá trứng sữa. Không bổ sung vitamin K2
– Biểu hiện lâm sàng, dấu hiệu nhận biết còi xương:
- Hệ thần kinh: mồ hôi trộm, trẻ kích thích, khó ngủ, hay giật mình.
- Vận động: chậm vận động, giảm trương lực cơ.
- Dễ táo bón, di ngoài phân sống, nôn trớ, biếng ăn…
Hậu quả
- Xương sọ : mềm, thóp rộng, chậm liền, có bướu
- Xương hàm : biến dạng, hẹp, răng mọc lộn xộn, mọc chậm, men răng xấu, sâu răng
- Lồng ngực : ngực dô ức gà, chuỗi hạt sườn
- Chi : vòng cổ tay, cổ chân, chân chữ X, O
- Cột sống : gù , vẹo, xương chậu hẹp
Dự phòng còi xương
Để nhận biết chính xác dấu hiệu còi xương cần dựa vào biểu hiện, dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm nồng độ vitamin D trong máu. Liều dự phòng còi xương như sau:
Tuổi | Nhu cầu D3 | Nhu cầu K2 | Nhu cầu canxi |
Dưới 1 tuổi | 400UI / ngày | 10 mcg / ngày | 300-400 mg/ngày |
1-3 tuổi | 600UI / ngày | 10-30 mcg / ngày | 500 mg/ngày |
Chú ý : Canxi được cung cấp từ sữa và chế độ ăn là hoàn toàn đáp ứng nhu cầu hằng ngày, chỉ bổ sung canxi khi trẻ không uống được sữa, uống ít sữa hoặc có bằng chứng xét nghiệm thiếu
Với các trẻ sinh non, nhẹ cân, hoặc béo phì thì liều bổ sung D3 có thể cao hơn mức khuyến cáo |
Thiếu men G6PD
Thiếu men G6PD là bệnh thiếu men glucose-6 phosphate dehydrogenase khiến tế bào hồng cầu hoạt động không bình thường. Người bệnh thiếu men G6PD thường dễ dị ứng khi ăn đậu tằm hoặc sử dụng một số dược hóa chất có khả năng oxy hóa.
Bệnh được xác định khi làm xét nghiệm sàng lọc các bệnh bẩm sinh khi trẻ mới sinh ra (lấy máu gót chân). Trong trường hợp sàng lọc nghi ngờ bệnh thiếu men G6PD thì trẻ cần làm xét nghiệm khẳng định và chẩn đoán mức độ của bệnh.
Nếu mức độ bệnh nặng, cả mẹ và con cần kiêng không nên ăn hoặc hạn chế ăn các thực phẩm có chất oxi hóa dưới đây:
+ Các thực phẩm họ đậu và các sản phẩm chế biến từ đậu: Đậu tằm, đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… Riêng đậu tằm (Fava) cần kiêng tuyệt đối vì chứa chất oxi hóa mạnh.
+ Lạc
+ Lá bạc hà, tinh dầu bạc hà: Có thành phần Menthol
+ Mướp đắng; hành tây (Chứa hợp chất 4-aminophenyl disulfide là hợp chất gây oxy hóa)
+ Một số thực phẩm có chứa sulfite: Khoai tây chiên, sốt cà chua đóng hộp, rau diếp cá…
+ Nước tonic: Chứa thành phần quinine (chất oxy hóa).
+ Quả chín : Quả việt quất, trái cây họ cam quýt
+ Bất kỳ thực phẩm nào có thuốc nhuộm màu xanh nhân tạo
+ Vitamin K (vitamin K2 trong các sản phẩm bổ sung D3K2 vẫn sử được vì hàm lượng thấp). Chỉ lưu ý vitamin K1 liều cao được tiêm ngay sau sinh ( liều này được chỉ định bởi các bác sĩ sản nhi )
-Phòng chống các tác nhân gây bệnh, không sử dụng thuốc mà không có tìm hiểu và hướng dẫn của bác sĩ điều trị
– Phòng nhiễm bệnh viêm nhiễm
– Phòng nhiễm bệnh virus
– Sử dụng thuốc đúng, không dùng các thuốc có chất oxi hóa mạnh, cần báo với bác sĩ điều trị về tình trạng thiếu men G6PD của trẻ.
Nôn trớ – Trào ngược dạ dày thực quản
Nôn trớ là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi. Nôn trớ là tình trạng di chuyển của chất/thức ăn/sữa từ dạ dày qua hầu họng lên miệng, hoặc có thể qua miệng ra ngoài với số lượng ít (trớ) hay nhiều/toàn bộ (nôn)
Nguyên nhân của nôn trớ phần nhiều là do
- Sinh lí: trẻ sơ sinh dạ dày bé, nằm ngang hơn, cơ thắt tâm vị, thực quản còn yếu và trẻ chưa ngồi hoặc đứng được nên dễ bị nôn trớ sau ăn.
- Ngoài ra 1 số thói quen khác khiến trẻ dễ nôn trớ hơn như: Cho trẻ bú mẹ không đúng tư thế, ngậm vú chưa đúng cách, làm trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày gây nôn trớ.Cho trẻ ăn một lượng quá nhiều mỗi cữ. Trẻ vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay. Hoặc quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt cũng có thể gây nôn trớ.
Khi gặp 1 trẻ nôn trớ cần xác định tình trạng nôn trớ sinh lí hay bệnh lí để tư vấn phù hợp. Nếu nôn trớ kèm các biểu hiện sau thì khuyên trẻ đi khám sớm nhất có thể
- Trẻ không tăng cân, hoặc bị sụt cân
- Quấy khóc suốt ngày vì khó chịu
- Trẻ không chịu bú sữa
- Môi và miệng trẻ bị khô. Tình trạng này có thể do trẻ bị mất nước
- Chất lỏng trào ra có màu bất thường. Như màu xanh lá cây, màu vàng, màu đỏ hồng. Hoặc trẻ nôn ra chất như bã cà phê. Nôn trớ ra máu
- Tiêu chảy, phân có máu
- Khó thở. Sốt
- Bắt đầu trớ từ 6 tháng trở lên
Tư vấn chăm sóc phòng ngừa nôn trớ:
- Cho trẻ ăn lượng vừa phải mỗi bữa, phù hợp thể tích dạ dày của trẻ. Chia nhỏ bữa ăn
- Cho trẻ bú đúng tư thế : đầu-lưng-mông trên 1 đường thẳng, ngậm bắt vú/bình đúng, tránh nuốt quá nhiều không khí
- Vỗ ợ hơi cho bé sau bú
- Không cho bé nằm ngay sau khi ăn, đặc biệt tránh nghiêng phải
- Tư thế nằm sau ăn nên kê cao thân mình 1 góc 30-45 độ
- Không quấn tã, mặc quần áo chật
- Không mát xa cho trẻ ngay sau ăn
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ sữa và vitamin D3 cho trẻ, đặc biệt trẻ sinh non nhẹ cân
- Sử dụng sữa dành riêng cho trẻ trào ngược comfort
- Có thể dùng men vi sinh (từ sơ sinh) và men tiêu hóa (từ 6 tháng tuổi) để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ
Thông thường biểu hiện nôn trớ sẽ giảm dần khi trẻ đc 7-8 tháng tuổi và hết sau 18 tháng tuổi. Nếu sau độ tuổi này mà tình trạng không thuyên giảm thì cần đưa trẻ đi khám xác định bệnh lý.
Tiêu chảy – bất dung nạp lactose – dị ứng đạm sữa bò
Tiêu chảy
Là tình trạng đi phân lỏng, nước nhiều hơn 3 lần/ngày hoặc nhiều hơn bình thường
Khi gặp 1 trẻ tiêu chảy hoặc đi phân nhiều hơn bình thường cần khai thác thêm các triệu chứng nặng kèm theo để phân loại và xác định mức độ bệnh. Nếu trẻ đi ngoài kèm các biểu hiện sau thì khuyên mẹ cho bé đi khám ngay
- Li bì, khó đánh thức
- Bỏ bú, không bú được
- Co giật, chướng bụng, giảm trương lực cơ
- Thở nhanh, vã mồ hôi, da tái nhợt, run giật chi, …
- Sốt, nôn, phù, tiểu ít, …
- Phân lẫn máu…
Nguyên nhân tiêu chảy:
- Do vi khuẩn (tả, lỵ, thương hàn, E Coli…) , virut (rota), ký sinh trùng ( sán, giun,..)
- Do sử dụng kháng sinh kéo dài điều trị nhiễm trùng cơ quan bộ phận khác
- Do ăn uống không hợp vệ sinh, thức ăn không phù hợp lứa tuổi (ăn dặm quá sớm)
- Bất dung nạp lactose
- Dị ứng đạm sữa bò
- Thiếu men tiêu hóa các chất dinh dưỡng
Các trường hợp tiêu chảy hoặc đi ngoài mức độ nhẹ có thể hướng dẫn mẹ:
- Bù nước điện giải cho con: cho con bú nhiều hơn, bù bằng Oresol theo hướng dẫn
- Bổ sung men vi sinh để cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột, tối thiểu 1 trăm nghìn CFU/ngày
- Sử dũng kẽm : 10mg/ ngày chia 2 lần (với trẻ dưới 6 tháng tuổi) , 20mg/ngày (trẻ trên 6 tháng tuổi) trong 14 ngày
Bất dung nạp lactose
Xảy ra khi trẻ thiếu men lactase tiêu hóa đường lactose trong sữa mẹ và sữa công thức
- Triệu chứng : tiêu chảy sau khi bú, phân có bọt, mùi chua, bụng chướng, sôi bụng, nôn ói. Hăm hậu môn, rát đỏ
- Hoàn cảnh xuất hiện : có thể bẩm sinh, hoặc sau 1 đợt tiêu chảy kéo dài, viêm ruột, trẻ sinh non thiếu tháng dưới 34 tuần…
- Chẩn đoán : chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp xét nghiệm phân (kết quả xét nghiệm phân có pH phân < 6, còn tinh bột)
Hướng dẫn chăm sóc, điều trị
- Nếu trẻ đang bú mẹ, vắt bớt sữa đầu bữa chứa nhiều lactose, bổ sung men lactase
- Nếu trẻ dùng sữa công thức, chuyển sang sữa free lactose
- Bổ sung thêm men vi sinh và kẽm theo phác đồ tiêu chảy
Tình trạng bất dung nạp không phải mãi mãi, bé có thể khỏi sau đợt điều trị hoặc ổn định khi lớn hơn. Thử lại bằng cách cho bé ăn thử lại sữa có đường lactose hoặc thử bằng sữa chua
Dị ứng đạm sữa bò
Dị ứng đạm sữa bò là phản ứng miễn dịch của cơ thể với thành phần đạm của sữa bò, hoặc các sản phẩm khác có chứa đạm bò
Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau khi trẻ sử dụng sữa hoặc các chế phẩm từ sữa và tình trạng này hầu hết sẽ chấm dứt trước khi trẻ lên 3 tuổi.
- Biểu hiện :
- Đỏ quanh miệng khi chảy sữa ra khỏi miệng, mề đay, chàm, sưng mí mắt, sưng môi
- Đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, phân lẫn máu, trào ngược dạ dày thực quản
- Khó thở, khò khè, chảy nước mũi, tăng xuất tiết mũi…
- Hoàn cảnh xuất hiện : đang dùng sữa mẹ mà chuyển qua sữa bò, trong 1 vài phút đến 1 vài giờ sau khi uống sữa bò hoặc ăn sản phẩm làm từ sữa bò (sữa chua, phomai, bánh quy)
- Chẩn đoán: chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm test lẩy da, test IgE máu, test dị ứng sữa bò, xét nghiệm 60 dị nguyên
Hướng dẫn chăm sóc, điều trị
- Ngừng ngay sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò gây dị ứng
- Sử dụng sữa thủy phân hoàn toàn : peptamen Junior, Pregestimil, Nutramigen…
- Không dùng sữa hạt, sữa gạo, sữa đậu nành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi
- Mẹ kiêng thịt bò, sữa bò và trứng trong chế độ ăn
- Có thể dùng sữa dê thay thế (cần có chỉ định của bác sĩ)
Tùy cơ địa mà tình trạng dị ứng đạm sữa bò kéo dài hay không, 50% trẻ hết dị ứng khi ngoài 1 tuổi, 70% hết khi ngoài 2 tuổi và 85% hết sau 3 tuổi. Chỉ có 10% trẻ dị ứng đạm sữa bò mới dị ứng thịt bò
Không tự ý thử lại sữa bò cho bé mà cần phải được thực hiện thử tại cơ sở ý tế mỗi 6 tháng 1 lần cho đến khi 6 tuổi.
Thiếu men tiêu hóa các chất dinh dưỡng
Thường sau sinh các bé có đủ men tiêu hóa các chất đạm – đường- béo để hấp thu thức ăn (sữa, thức ăn dặm). Tuy nhiên có một số lí do khiến quá trình sản xuất men tiêu hóa bị gián đoạn hoặc không hiệu quả dẫn đến tình trạng trẻ bị đi ngoài phân sống, phân nhầy mỡ, phân chua… Đặc biệt là quá trình bắt đầu ăn dặm đến khi bé được 2 tuổi.
Đặc điểm của phân trẻ trong các trường hợp kém hấp thu thức ăn
Các chất | Đường | Đạm | Béo |
Đặc điểm phân | Phân chua, có bọt,
Hăm đỏ hậu môn Bụng chướng, đầy hơi, sôi bụng |
Phân đen, nâu, sậm màu như bã cà phê, mùi thối khẳn | Phân mỡ thường có mùi hôi, bạc màu, số lượng nhiều kèm nhầy. |
Xét nghiệm phân, soi phân | PH phân thấp dưới 6
Còn tinh bột trong phân |
Còn sợi cơ trong phân | Còn hạt nở trong phân |
Enzym/cơ quan | Amylase – nước bot
Amylase – tụy |
Pepsin – dạ dày
Protease – tụy |
Lipase – mật- tụy |
Sản phẩm, men sử dụng | Amylase, glucoza, lactase | Pepsinase. Protease. peptidase | lipase |
Nếu xác định chính xác tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, có thể tư vấn men tiêu hóa cho trẻ từ 1-2 tuần nhằm hỗ trợ trẻ trong giai đoạn tạm thời này. Không nên lạm dụng và dùng kéo dài, dễ gây phụ thuộc và bào mòn men tự sinh trong cơ thể trẻ. Đặc biệt trẻ dưới 6 tháng, k nên tự ý bổ sung, cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Táo bón – men vi sinh – chất xơ
Táo bón là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo són phân. Số lần đi dưới 3 lần/ tuần và kéo dài trên 1 tháng.
Trường hợp bé 4-6 ngày mới đi 1 lần nhưng phân vẫn mềm, tơi xốp, khuôn dài thì k gọi là táo bón
- Nguyên nhân táo bón :
- Chế độ ăn không hợp lý, uống ít nước, ăn ít rau, quả chứa chất xơ
- Thói quen đi đại tiện không tốt: nín giữ phân, trốn tránh dơ bẩn, mất vệ sinh
- Thay đổi môi trường sống
- Mắc bệnh lý : viêm quanh hậu môn, nứt kẽ hậu môn, suy giáp, giãn trực tràng, bệnh lý tâm thần, bại não…
- Thuốc điều trị gây táo bón: sắt, thuốc chống co thắt, thuốc giảm đau, kháng acid…
- Tư vấn chăm sóc, dinh dưỡng và điều trị
- Trẻ dưới 6 tháng: chỉ dùng men vi sinh bổ sung
- Trẻ trên 6 tháng: sử dụng chất xơ hòa tan kèm men vi sinh
- Ăn đủ bữa, uống đủ sữa, nước theo nhu cầu khuyến nghị
- Không sử dụng sữa công thức có hàm lượng đạm cao, pha sữa chuẩn hướng dẫn
- Xoa bụng trẻ ngày 3-4 lần, mỗi lần 5-10p dọc theo khung đại tràng theo chiều kim đồng hồ. xoa trước ăn, giữa các bữa ăn và trước khi đi ngủ
- Tập vận động cho trẻ nhỏ, tập đạp xe để tiêu nhu động ruột hoạt động tốt hơn
- Nếu bé đang bú mẹ, mẹ cần ăn đủ chất xơ, uống đủ nước và lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, ít gia vị cay nóng
Điều trị táo bón cần kiên trì, k ngừng thuốc đột ngột, nếu tình trạng táo bón kéo dài trên 1 tháng hoặc kèm các triệu chứng khác (phân đen, máu, nứt kẽ hậu môn, sốt, k tăng cân, bỏ ăn…) sau điều trị thì cho trẻ đi khám tìm nguyên nhân và thay đổi phương pháp điều trị
Biếng ăn – chậm tăng cân – men tiêu hóa
– Biếng ăn là hiện tượng ăn ít/ từ chối/kén ăn… kéo dài gây hậu quả không cung cấp đủ chất dinh dưỡng và tăng trưởng không kịp tiêu chuẩn
– Biếng ăn được xác định khi tình trạng dinh dưỡng không đạt chuẩn (thiếu cân, thiếu chiều dài) và kèm 1 trong số các biểu hiện sau
- Bữa ăn kéo dài trên 30 phút
- Ăn được lượng ít hơn 50-60% tổng lượng thức ăn bình thường
- Thức ăn có mật độ kẽm hơn so với lứa tuổi ( gần 1 tuổi mà chỉ uống được sữa, ăn cháo loãng)
- Chỉ ăn 1 vài thức ăn quen thuộc (đối với trẻ lớn hơn 2 tuổi)…
Một số nguyên nhân thường gặp
- Bệnh lý thực thể cấp và mạn tính: viêm hô hấp, tiêu chảy, thừa vitamin D, nhiễm trùng, dùng kháng sinh kéo dài
- Biếng ăn sinh lí : mọc răng, chuyển tiếp chế độ ăn , khủng hoảng tâm lý
- Tâm lý, tinh thần, thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc, sợ thức ăn lạ,…
- Thiếu hụt dinh dưỡng: thiếu các vi chất dinh dưỡng kẽm, sắt, đạm… thiếu men tiêu hóa các chất dinh dưỡng
Thói quen ăn không tốt: xem tivi, điện thoại, bữa ăn rong, kéo dài, kén chọn thức ăn…
Tư vấn chăm sóc, cải thiện
- Điều trị các bệnh lý cấp mạn nếu có : thiếu máu, suy dinh dưỡng, táo bón, nhiễm trùng,…
- Điều trị tâm lý :Tập trung vào bữa ăn, không xem tivi, điện thoại, không ăn khu vực ồn ào. Bữa ăn dưới 30 phút. Thức ăn phù hợp với lứa tuổi. khuyến khích trẻ ăn, khen ngợi, động viên,…
- Điều trị dinh dưỡng : cung cấp đủ bữa ăn và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu. Hỗ trợ tiêu hóa hấp thu bằng cách
- Men tiêu hóa 2 tuần (chỉ dùng với trẻ trên 6 tháng tuổi)
- Men vi sinh 2-4 tuần, có thể kèm theo chất xơ
- Dừng vitamin D nếu có dấu hiệu thừa
- Bổ sung kẽm, sắt. vitamin nhóm B, lysine… hoặc vitamin tổng hợp có chứa các vi chất trên
Nếu tình trạng biếng ăn không cải thiện, trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng thì đưa trẻ đi khám, xét nghiệm tìm nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu thiếu sắt – thiếu kẽm – thiếu vitamin A
Thiếu máu thiếu sắt
- Thiếu máu là trường hợp giảm nồng độ Hemoglobin thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi
- Biểu hiện : da xanh, niêm mạc nhợt. tóc thưa cứng, chuyển màu, hay bị rụng, móng tay móng chân dễ gãy. Mệt mỏi khó tập trung, ngủ gật, hoa mắt chóng mắt….
- Đối tượng nguy cơ cao : Trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ dưới 5 tuổi đặc biệt dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người ăn chay, người ăn uống kém, mới ốm dậy….
Tư vấn chăm sóc bổ sung cho trẻ dưới 2 tuổi
- Mẹ cho con bú cần được bổ sung sắt (vitamin tổng hợp chứa sắt) ít nhất 3 tháng sau sinh
- Dự phòng thiếu máu thiếu sắt cho trẻ từ tháng thứ 4-5, liều bổ sung 2mg/kg/ngày
- Trẻ sinh non, nhẹ cân cần được bổ sung từ tháng thứ 2, liều bổ sung 2mg/kg/ngày
- Ăn dặm đúng từ 6 tháng tuổi, bữa ăn đa dạng, có đủ thịt cá trứng (thịt gà ác, chim bồ câu, thịt bò, trứng chứa nhiều sắt)
- Kết hợp sắt với vitamin C hoặc trái cây (với trẻ đã ăn dặm) để sắt hấp thu tốt hơn
- Bổ sung sắt thường là 3 tháng. Khi trẻ bị ốm, hoặc tình trạng nhiễm trùng thì tạm dừng bổ sung sắt
Thiếu kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng hoạt động hỗ trợ hơn 100 enzym trong cơ thể, nó có liên quan đến : chuyển hóa năng lượng, tổng hợp protein, tăng cường miễn dịch, tăng tốc độ lành vết thương. Tham gia thành phần của men tiêu hóa, điều hòa vị giác, tăng cảm giác ngon miệng. ảnh hưởng quá trình tạo tinh dịch và nội tiết tố sinh dục.
Thiếu kẽm ở trẻ sẽ có các biểu hiện sau:
- Mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ
- Biếng ăn, mất ngon miệng, tiêu hóa kẽm
- Dễ viêm nhiễm, nhiễm trùng (tiêu chảy kéo dài, viêm đường hô hấp nhiều lần)
- Chậm tăng trưởng thể chất, suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi
Thiếu kẽm lâu ngày:
- Da : viêm da, dày sừng, sạm và bong da, nhất là mặt trước cẳng chân
- Tóc rụng, rụng tóc vành khăn, sợi mỏng, dễ gãy
- Móng : mất bóng, nhăn, có vệt trắng (hạt gạo) chậm mọc
- Mắt : giác mạc khô, ngứa, giảm tiết nước mắt
- Môi khô, tróc vảy, lở mép, dễ bị áp tơ trong niêm mạc miệng
- Chậm phát triển vận động, tâm thần, ngủ lịm
- Sinh dục: chậm phát triển, dậy thì muộn
Trẻ em là đối tượng dễ thiếu kẽm nhất đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi . Do sữa mẹ có lượng kẽm thấp và chế độ ăn của trẻ không cung cấp đủ. Để phòng thiếu kẽm cần:
- Có thể bổ sung kẽm dự phòng từ 5=6 tháng tuổi : liều 5mg/ngày (6-12 tháng tuổi ) liều 10mg/ngày (trên 1 tuổi)
- Nếu trẻ tiêu chảy : 10mg/ngày (dưới 6 tháng tuổi) , 20mg/ngày (trên 6 tháng tuổi)
- Bổ sung thêm vitamin C hoặc sản phẩm có chứa sẵn vitamin C hoặc uống kẽm cùng nước hoa quả
- Ăn các thực phẩm giàu kẽm: thùy hải sản, thịt gà, bò, trứng…
- Bổ sung kẽm cho mẹ khi cho con bú sau sinh
Thiếu vitamin A
Vitamin A bổ sung dự phòng thiếu theo chương trình Quốc Gia
- Trẻ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 100000 UI/lần
- Trẻ trên 1 tuổi : 200000UI/lần x 2 lần/năm
Mẹ sau sinh bổ sung liều 200000UI để cung cấp lượng vitamin A qua sữa cho con trong 6 tháng đầu
Tiêm chủng
STT | Loại bệnh | Tên vắc xin phòng bệnh | Các phản ứng sau tiêm chủng thường gặp |
1 | Lao | BCG | • Tại chỗ tiêm: đau, sưng, nóng • Toàn thân: Trẻ sốt nhẹ, quấy khóc, bú kém, thường hết sau một vài ngày • Thông thường sau khi tiêm BCG, xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Khoảng 2 tuần xuất hiện một vết loét đỏ có kích thước nhỏ, sau 2 tuần vết loét tự lành và để lại sẹo khoảng 5mm. • Nếu trong thời gian đó xuất hiện hạch cổ, hạch nách, hạch dưới xương đòn trái, nốt mủ quá to tại chỗ tiêm (đường kính trên 1cm) cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.Không xuất hiện sẹo lao cũng không cần tiêm lại |
2 | Viêm gan B
|
Có thể là 1 trong 3 tên sau:
Engerix BEuvax BHepavax |
• Tại chỗ tiêm: đau, sưng nhẹ • Toàn thân: sốt nhẹ, trẻ quấy khóc. • Các triệu chứng thường hết sau vài giờ đến 1 – 2 ngày. |
3 | Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván Bại liệt Hib, Viêm gan B |
Infanrix Hexa Hexaxim (6 trong 1) |
• Tại chỗ tiêm: sưng đỏ, đau từ 1 – 3 ngày. Có thể nổi cục cứng sau khoảng 1-3 tuần sẽ tự khỏi • Toàn thân: Trẻ có thể sốt, quấy khóc, nôn, tiêu chảy, bú kém. |
4 | Bệnh tiêu chảy do Rota virus | Có thể là 1 trong 3 tên sau: Rotarix Rotateq Rotavin M1 |
• Toàn thân: rối loạn tiêu hóa và thường tự khỏi sau vài ngày. • Nếu đi ngoài phân nước nhiều lần, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước nên khám lại ngay tại cơ sở y tế. |
5 | Bệnh do phế cầu (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,viêm tai giữa) | Có thể là 1 trong 2 tên sau: Synflorix Prevenar-13 |
Synflorix • Tại chỗ tiêm: sưng, đau, đỏ • Toàn thân: trẻ có thể sốt trên 38°C, ăn uống kém, bị kích thích, quấy khóc Prevenar 13 • Tại chỗ tiêm: ban đỏ, chay cứng, sưng đau, tăng nhạy cảm tại chỗ tiêm. • Toàn thân: sốt, đau đầu, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy. |
6 | Bệnh cúm | Có thể là 1 trong 4 tên sau: Vaxigrip Tetra Influvac Tetra GC Flu Quadrivalent Ivacflu-S |
•Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng •Toàn thân: đau đầu, sốt, mệt mỏi |