Slide 5
Slide 3
banner2
Slide 4
slide 6
Chế độ ăn dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng
Tác giảAdministrator

Trẻ gặp tình trạng suy dinh dưỡng vẫn luôn là vấn đề làm cho các bậc cha mẹ lo lắng. Bởi suy dinh dưỡng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng, sức khỏe của trẻ. Cùng nhau tìm hiểu về chế độ ăn dành riêng cho trẻ bị suy dinh dưỡng qua bài viết dưới đây nhé!

 

Tình trạng trẻ suy dinh dưỡng 

  • Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng hay vi chất ở trẻ nhỏ. Tình trạng này không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phục vụ cho nhu cầu hoạt động, tăng trưởng bình thường của trẻ.
  • Đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng nhất là trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi. Đây chính là thời điểm trẻ cần hàm lượng dinh dưỡng cao để phát triển toàn bộ về thể chất và não bộ.

  • Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ gặp tình trạng suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng rất dễ nhiễm các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Trẻ chậm phát triển, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh loãng xương, suy tim và suy thận,...
  • Suy dinh dưỡng ở trẻ phân thành 3 thể: 
    • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Do thể trạng thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi. Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá. 

    • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Do thể trạng chậm phát triển kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao và cân nặng như các bạn cùng tuổi. Thể trạng còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ khi trẻ còn nhỏ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.

    • Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở thể tham khảo. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc sụt cân. 

Nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng không cân đối

  •  Khi cung cấp chất dinh dưỡng không đủ hoặc không đủ mức độ cần thiết cho trẻ, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. 

Bệnh tật

  • Một số bệnh nhiễm trùng, bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý hô hấp hoặc bất kỳ bệnh nào gây mất chất, suy yếu sức khỏe có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ. 

Môi trường sống

  • Môi trường sống không an toàn, thiếu vệ sinh, nước không sạch, và điều kiện sống khép kín có thể khiến trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, suy dinh dưỡng. 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như cách chế biến món ăn, thói quen sinh hoạt hàng ngày,...Mẹ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để giúp con bổ sung kịp thời và đầy đủ.

Vấn đề tâm lý

  • Áp lực từ gia đình, môi trường học tập, stress, lo lắng, hay các vấn đề tâm lý khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ 

  • Cân nặng và chiều cao là 2 thước đo phản ánh chính xác về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Do đó, bậc cha mẹ nên theo dõi cân nặng và chiều cao của bé thường xuyên để biết được bé có phát triển bình thường hay bé đang gặp tình trạng gì hay không? 
  • Trong trường hợp trẻ tăng cân đều đặn hàng tháng đó là dấu hiệu của trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trong vòng 3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm có khả năng trẻ đang gặp tình trạng kém hấp thu nặng hơn nữa là suy dinh dưỡng. 
  • Dấu hiệu trẻ đang có tình trạng suy dinh dưỡng: 
    • Quấy khóc nhiều 

    • Không hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi 

    • Cử chỉ chậm chạp so với các bạn bằng tuổi 

    • Da xanh nhợt nhạt 

    • Biếng ăn kéo dài 

    • Rối loạn điện giải ( trong trường hợp suy dinh dưỡng nặng ) 

  • Nếu các bé có một hoặc nhiều biểu hiện trên, cha mẹ nên đưa bé đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để có giải pháp kịp thời.

 Chế độ ăn dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho trẻ suy dinh dưỡng phải bao gồm các thành phần cần thiết để tăng cân và cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:

  • Cung cấp năng lượng: Trẻ suy dinh dưỡng thường cần lượng calo dồi dào hơn để phục hồi sức khỏe. Bữa ăn của trẻ nên bao gồm các loại thực phẩm giàu calo như thịt, cá, chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu cá, dầu dừa.
  • Protein: Cung cấp đủ lượng protein cho trẻ để giúp tái tạo và phát triển các tế bào. Thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng, hạt và các sản phẩm sữa.

  • Carbohydrate: Trẻ suy dinh dưỡng cần được cung cấp đủ lượng carbohydrate để tăng cân và cung cấp năng lượng. Lựa chọn các nguồn carbohydrate tự nhiên như ngũ cốc, hạt, khoai tây, lạc và các loại rau củ.
  • Chất béo: Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng cho trẻ suy dinh dưỡng. Hãy chọn những nguồn chất béo tốt như dầu ô liu, dầu cá, dầu dừa và các mỡ có trong cá, hạt, trái cây.
  • Vitamin và khoáng chất: Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng. Đảm bảo trẻ nhận đủ vitamin A, C, D, E và các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm, magie thông qua ăn nhiều loại rau, quả, thực phẩm giàu canxi và các loại thực phẩm giàu sắt.
  • Chế độ ăn đều đặn: Trẻ suy dinh dưỡng cần ăn ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày. Đảm bảo thực đơn cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết trong mỗi bữa ăn.

Những thông tin chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức trong quá trình chăm bé giúp bé không gặp phải tình trạng trẻ gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Chúc các bé yêu luôn phát triển vui vẻ và khoẻ mạnh!