1. Vì sao nên thường xuyên massage cho trẻ?
Với người trưởng thành, massage đem lại rất nhiều lợi ích như giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện tuần hoàn, tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo. Cũng vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, massage cho trẻ mang lại vô vàn tác dụng như:
- Giúp cơ thể trẻ đào thải độc tố cũng như lưu thông mạch máu
- Giúp trẻ bớt quấy khóc và có giấc ngủ ngon hơn.
Massage sẽ giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn
- Duy trì massage đều đặn khoảng 2 lần mỗi tuần cũng sẽ giúp trẻ phát triển các cơ và điều hòa tinh thần của bé, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Đây cũng là cách giúp mẹ và bé gắn kết và gần gũi hơn. Vì thế nếu có thời gian, đừng quên tạo thói quen massage cho bé nhé
2. Chuẩn bị trước khi massage tại nhà cho bé
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp
- Đặt bé nên khăn hoặc trên thảm để bé cảm thấy thoải mái nhất
- Lựa chọn dầu massage lành tính, an toàn, dịu nhẹ với trẻ em
- Sau khi massage nên để cho bé nghỉ khoảng 15 phút để cơ thể bé thư giãn
- Không massage sau khi ăn, thay vào đó mẹ nên chờ khoảng 1 tiếng sau đó hãy bắt đầu.
- Nếu bé có dấu hiệu buồn ngủ hay khó chịu, mẹ nên dừng massage và lựa chọn thời gian thích hợp.
- Đối với massage bụng, mẹ hãy thao tác tay theo chiều kim đồng hồ và không ngược chiều kim đồng hồ, không massage quá gần phần rốn.
3. Học ngay 6 bước massage toàn thân cho trẻ
Massage chân
- Mẹ cho vài giọt dầu vào lòng bàn tay, xoa đều sau đó massage lòng bàn chân của bé trước. Mẹ dùng ngón tay cái xoay tròn nhẹ trong lòng bàn chân và vuốt dần lên các ngón chân.
- Mẹ lưu ý không kéo các ngón chân mà chỉ xoa nhẹ trên các đầu ngón chân. Điều này sẽ giúp các dây thần kinh được linh hoạt hơn.
- Sau đó, mẹ nâng nhẹ một chân của bé, vuốt từ mắt cá chân lên tới đùi. Tiến hành động tác xoa nắn nhẹ nhàng phần đùi.
Massage tay
- Tương tự như massage vùng chân, đầu tiên mẹ sẽ massage tròn vùng lòng bàn tay, sau đó xoa nhẹ trên các đầu ngón tay và vuốt dần từ cổ tay lên đến khuỷu tay và cánh tay.
- Tiến hành massage toàn bộ phần tay từ phần vai xuống theo chuyển động tròn,
Massage ngực và vai
- Thực hiện động tác massage song song từ vai trái sang phải, sau đó di chuyển tay xuống phần ngực của bé. Nhẹ nhàng đưa 2 tay song song theo chiều từ trong ra ngoài, từ dưới lên như hình trái tim.
Massage bụng
- Phần bụng là nơi dễ gây áp lực với trẻ, vì thế mẹ nên hết sức nhẹ nhàng để tránh trường hợp bé bị nôn trớ.
- Từ phần ngực, mẹ massage theo chiều kim đồng hồ với chuyển động tròn quanh vùng rốn, chú ý không được chạm tay vào vùng rốn.
- Sau đó, di đưa tay nhẹ nhàng theo chiều từ trái sang phải và ngược lại để các cơ quan trong hệ tiêu hoá ấm lên và hoạt động ổn định hơn.
Massage đầu và mặt
- Đây có thể coi là một thử thách nhỏ với mẹ vì bé có thể hoạt động nhiều. Đầu tiên mẹ đưa tay nâng đầu bé và thực hiện massage như đang gội đầu, chú ý nhẹ nhàng và không chạm vào vùng tóc thở.
- Sau đó, mẹ đưa tay xoa nhẹ 2 tai, từ tại massage theo hình trái tim xuống mặt, hai tay gặp nhau tại cằm.
- Từ cằm của bé, mẹ vuốt nhẹ lên phần má và chuyển động tròn. Đặt ngón trỏ giữa 2 đầu lông mày và vuốt ra, xoa tiếp vùng sống mũi và thái dương.
- Một bí kíp giúp trẻ dễ ngủ hơn là mẹ có thể massage tròn vùng cằm của trẻ
Massage lưng
- Mẹ đỡ bé nằm sấp và tiến hành massage vùng lưng cho con từ hai bả vai xuống đến hông.
- Mẹ massage theo chuyển động vòng tròn nhỏ và vòng tròn lớn
Massagemột phương p là háp nâng cao sức khoẻ đã có từ lâu, vì thế mẹ nên dành một chút thời gian trong tuần để massage cho bé yêu. Hy vọng những chia sẻ của Dekabon trong bài viết sẽ giúp mẹ có những kiến thức trong quá trình chăm sóc bé.
Chúc tất cả các bé luôn vui vẻ và phát triển khoẻ mạnh!